5+ cuốn sách hay nhất về nghệ thuật nên đọc

Nghệ thuật là hoạt động sáng tạo ra những sản phẩm chứa đựng giá trị tư tưởng, nhân văn, thẩm mỹ, với giá trị văn hóa chạm sâu vào cảm xúc của con người. Nghệ thuật là những cái hay, cái đẹp để khán giả chiêm nghiệm và ngưỡng mộ bởi kỹ năng, trình độ, kỹ xảo cao vượt lên trên mức thông thường.

#1. Thiếu nữ đánh cờ vây (Shen Sa)

Cuốn sách tái hiện bối cảnh chiến sự Trung – Nhật đang diễn ra căng thẳng. Nội dung truyện lần lượt là lời tự thuật xen kẽ của hai nhân vật: một viên sĩ quan Nhật và một cô gái trẻ người Trung. Có duyên gặp nhau qua những trận cờ, cuộc đời phong kín của họ dần dần lộ ra, thay đổi, một mối tình thầm kín chẳng ai mở lời, những thế cờ vây làm họ xích gần nhau hơn.

“Mình biết đến cuốn sách này qua lời review của 1 bạn nào đó trên face và quyết định mua. Lần đầu tiên đọc kiểu truyện mà câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất của cả 2 nhân vật chính, cảm giác khá mới lạ. Khoảng đến nửa truyện thì 2 nhân vật mới gặp nhau, nửa đầu truyện là kể về cuộc sống của cô gái với mối tình đầu của cô và cuộc sống trong quân đội của người nam. Trong truyện mình nhớ rất rõ cái cảm giác khi đọc đoạn quân Nhật tra tấn những người CS bắt được, tuy chỉ 1 đoạn nhưng mình thực sự cảm thấy ghê tởm và buồn nôn, thế mới biết hồi đó phát xít ghê thế nào. Về hai nhân vật chính – cô gái Mãn Châu và chàng lính Nhật, bàn cờ vây chính là nơi duy nhất mà họ có thể thể hiện tâm hồn, con người thật của chính họ. Mình thấy những đoạn nói về hai nhân vật chính khá ít, không cảm thấy nhiều tình cảm của 2 người với nhau. Dù vậy, cái kết của câu truyện là quá đủ, một tình yêu kết thúc bằng cái chết nhưng đối với mình thì nó cũng là mở đầu. Có lẽ ở thế giới bên kia, một nơi không có chiến tranh, họ sẽ được hạnh phúc. Mình cũng khá là xúc động khi đọc đến đoạn anh Đại úy-cấp trên của chàng trai kể về mối tình của mình với một cô gái người Hoa, nhưng tình yêu của họ cuối cũng vẫn bị chia cắt, cô gái bị giết chỉ vì “đi lại với một người Nhật”… .” ( Hanqq – Goodreads, 3/2/2018)

“” Thiếu nữ đánh cờ vây ” là một trong những cuốn sách tiêu biểu của Shan Sa . Truyện kể về tình yêu của một người lính Nhật và cô gái Trung Hoa mang một đam mê mãnh liệt vời cờ vây trong thời kì những năm 30 thế kỉ XX khi phát xít Nhật đang chiếm đóng Bắc Kinh. Ngòi bút của Sơn Táp không chỉ mang đậm săc thái Trung Quốc mà còn hàm chứa những ý nghĩa sâu xa của tiểu thuyết Phương Tây . Ngòi bút này len lỏi sâu vào tâm trí nhân vật , vạch trần từng suy nghĩ và nỗi đau , khiến người đọc hiểu được những xúc cảm của tuổi ngây thơ trong trắng , về tình yêu và sự tàn bạo …” (Trang Dương – Goodreads, 2020)

Cảm xúc của tôi loay hoay trong chốn chật chội này. Nó không tìm thấy ngôn từ đẹp đẽ để đặt tên. Nó không tìm thấy ánh sáng của lối thoát. Nó cứ quanh quẩn bên anh sĩ quan Nhật và cô gái Trung Hoa của anh.

“Ngay cả khi đã chuyển sang đọc một quyển sách khác, nó vẫn ở đó như âm hồn bất tán, níu kéo tôi đọc lại rồi đọc lại.

Nó đã đợi được anh và cô gặp nhau. Nó đã thấy anh cất giấu đôi mắt yêu thương ra sao cũng thấy cô nhận ra tình yêu muộn màng thế nào. Nhưng phải vào lần gặp gỡ sau chót, nó mới vỡ òa.

Bốn trang cuối, chậm quá mà cũng nhanh quá! Cảm xúc buông thả gặm nhắm tôi suốt những lần đặt xuống đôi quân cờ đen trắng. Rồi chợt rách toạt sau phát súng xuyên thái dương cô gái.

Bốn trang cuối, ít quá mà cũng nhiều quá! Sau bao lần ghi chép lại thế cờ, tên của đối phương vẫn là dấu chấm hỏi bỏ lửng. Vậy mà chỉ trong vài giây trước thời gian của ba tiếng đếm, anh phơi bày tất cả vốn liếng tình yêu dành cho cô gái của mình: danh dự và sinh mạng.” (Chim ccụt – Goodeads, 2021)

>> Xem  thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa

thieu-nu-danh-co-vay-Trieu-Hoa-minNguồn ảnh: Tiki

#2. Nghệ Thuật – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn (DK)

Bằng ngôn từ giản dị, “Nghệ thuật – Khái lược những tư tưởng lớn” của sẽ đưa bạn xuyên qua lý thuyết và lịch sử nghệ thuật bằng những hình ảnh về các tác phẩm vĩ đại nhất trên thế giới cùng nhiều sơ đồ hóm hỉnh giúp khám phá các ý tưởng đằng sau. Từ tượng phồn thực thời tiền sử đến sắp đặt video đương đại, đây là cuốn sách vỡ lòng hoàn hảo về nghệ thuật thế giới.

“Ôi mình thích lắm, săn sale siêu sốc. Đây là quyển sách sâu xa, không chỉ nói về một vài chủ điểm tranh nghệ thuật của từng thời kỳ xuyên suốt chiều dài lịch sử, mà còn nói về các ý thức hệ, xã hội, chính trị, kỹ thuật của từng thời kỳ đã góp phần tạo nên sự phát triển của các tác phẩm như thế nào. Ko chỉ nghiên cứu về tác phẩm, bạn còn đc biết thêm về xã hội và thời đại mà người nghệ sĩ đó sống.” (Phuong Chau Ngo – Goodreads, 2020)

“Bằng ngôn từ giản dị, Nghệ thuật – Khái lược những tư tưởng lớn sẽ đưa bạn xuyên qua lý thuyết và lịch sử nghệ thuật bằng những hình ảnh về các tác phẩm vĩ đại nhất trên thế giới cùng nhiều sơ đồ hóm hỉnh giúp khám phá các ý tưởng đằng sau. Từ tượng phồn thực thời tiền sử đến sắp đặt video đương đại, đây là cuốn sách vỡ lòng hoàn hảo về nghệ thuật thế giới.” (Nguyệt Lưu – Goodreads, 2019)

“Mình bị ấn tượng về tên tác phẩm và trang bìa. Khi nhận được sách thì càng cảm thấy thú vị hơn vì sách khá mỏng, chỉ hơn 100 trang một chút. Tác phẩm cũng không phải là một quyển sách dễ đọc, dễ cảm nhận mà đòi hỏi một sự hưởng thụ từ từ thì sẽ chiêm nghiệm ra những điều tác giả muốn gửi gắm. Một sự chắp nối nhiều câu chuyện nhỏ, như những mảnh ghép rời rạc nhưng khi gấp lại sẽ cho ta cảm nhận được cả bức tranh hoàn chỉnh.” (Nguyễn Quốc Huy – Goodreads, 2/3/2020)

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

nghe-thuat-khai-luoc-nhung-tu-tuong-lon-02-min-1024x1024-min

Nguồn ảnh: Tiki

#3. Kẻ trộm sách (Markus Zusak)

Cuốn sách kể một câu chuyện lịch sử, bối cảnh là cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Markus Zusak lại chọn điểm nhìn đặc biệt của một “thần chết”. “Thần chết” như nhìn thấu tâm can uẩn khuất của con người, nhìn thấu mọi khổ đau, mất mát và chết chóc mà cuộc chiến tranh gây ra. “Thần chết” này không đáng sợ, mà có một trái tim, một tâm hồn để rung động trước những tình cảm nhân văn, gần gũi nhất. Qua đôi mắt tinh tường của thần chết, ta bắt gặp những con người, những nhân vật mà ta không thể nào lãng quên.P.

“Những người được che giấu (Người Do Thái) họ …

……chỉ luôn khiếp sợ?

Những người che giấu (Người Đức thuần chủng) họ …

……luôn thanh thản và cao thượng?”

“Một cuộc chiến tranh đã xảy ra từ rất lâu – một cuộc chiến tàn khốc để lại rất nhiều mất mát, nhưng lại dạy ta những bài học rất nhân văn dù ta sống ở trong thời đại hay bối cảnh nào.

Giữa khung nền ảm đạm của cuộc chiến, len lỏi vào đó là sự trân trọng âm nhạc và sắc màu.”

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa

#4. Bức Tranh Cô Gái Khỏa Thân Và Cây Vĩ Cầm Đỏ (Hiền Trang)

Câu chuyện xoay quanh giữa hai chị em song sinh và một chàng họa sĩ, được kể lần lượt theo lời kể của ba nhân vật theo từng chương. Xuyên suốt cuốn sách kể về những góc khuất, những bí mật trong cuộc sống của họ. Hai cô gái mang trong mình hai số phận, một cô gái đào và một nghệ sĩ dương cầm. Người họa sĩ nặng lòng với vẻ đẹp mong manh hư ảo như khói sương của cô nghệ sĩ dương cầm, nhưng anh gần như rơi vào trạng thái không thể phân biệt được người nọ với người kia. Anh thấy họ chỉ là hai phân thân của cùng một con người. Càng đi sâu vào đời sống của họ, anh càng khám phá những trắc ẩn, ngoắt nghéo của số phận đằng sau cái đẹp ấy. Nghệ thuật xuất hiện giữa họ như một một sự cứu rỗi, một đường dẫn kết nối những tâm hồn.

“Một cuốn sách nghệ thuật kết hợp giữa mỹ thuật và âm nhạc. Không có những lời thoại dài dòng, không có những tình tiết gây cấn đến hồi hộp, cuốn sách như được chơi trên nền nhạc Sonata của Mozart, nhẹ nhàng, dìu dặt và ám ảnh.

Sợi dây liên kết cuộc đời là cây vĩ cầm sắc đỏ và bức tranh cô gái khỏa thân. Một bức tranh ảm đạm, u uất, đọc mà thấy lòng nặng trĩu…

Kinh khiếp vì đời như vực thẳm

Xui em truỵ lạc hỡi trời xanh!

– Cảnh Đoạn Trường | Thái Can –” (Han du – Goodreads, 2/8/2019)

“Đem đến cho mình góc nhìn khác về những con người làm nghệ thuật, đúng hơn là nói về họa sĩ và nhạc công, câu chuyện kể về những góc khuất trong cuộc sống của họ, người nghệ sĩ luôn là người nhạy cảm nhất. Tất cả như tan biến, nhường chỗ cho những tâm hồn đồng điệu, để an ủi và xoa dịu nhau. Một bức tranh với gam màu buồn, u uất, đọc mà cứ thấy lòng nặng trĩu..” (Ngọc Khanh – Goodreads, 2020)

“nếu là một tín đồ của nghệ thuật thì đừng nên bỏ qua cuốn này.

cuốn sách xoay quanh câu chuyện về hai chị em song sinh và một anh chàng họa sĩ, được kể lần lượt theo lời kể của ba nhân vật qua từng chương. Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi về cuốn sách, nhân vật này được soi chiếu dưới góc nhìn của nhân vật kia, cuộc đời người này được bộc lộ qua lời kể người kia. Sợi dây liên kết cuộc đời họ là cây vĩ cầm đỏ rực rỡ và bức tranh cô gái khỏa thân.

không có những lời thoại dài dòng, không có những tình tiết gây cấn đến hồi hộp, cuốn sách như được chơi trên nền nhạc Sonata của Mozart, nhẹ nhàng, dìu dặt và ám ảnh.

cả ba nhân vật, người chị, cô em gái hay anh họa sĩ, họ đều là những con chiên ngoan đạo của giáo phái nghệ thuật, nghệ thuật cứu rỗi cuộc đời họ, nghệ thuật trở thành cái gờ bám víu của riêng họ.” (Anh Thu – Goodreads, 2020)

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa

buc-tranh-co-gai-khoa-than-va-cay-vi-cam-do-72532-800-72532-minNguồn ảnh: Tiki

#5. ISMS: Hiểu Về Nghệ Thuật Hiện Đại (Sam Phillips)

Cuốn sách được chắp bút bởi Sam Phillips – một nhà báo, tác giả và biên tập viên chuyên về lĩnh vực nghệ thuật – sẽ như một cuốn cẩm nang ngắn gọn giới thiệu cho bạn đọc về 55 trào lưu, trường phái và phong cách thịnh hành từ thời kỳ bình minh hé sáng của nghệ thuật hiện đại cuối thế kỷ 19 cho đến nay, nhằm giúp các bạn làm quen và tiếp cận được một nhánh của dòng chảy lịch sử nghệ thuật.

“Sách giúp người đọc có cách hiểu phổ quát nhất về việc phân loại các trường phái, giúp người đọc thấy sự thay đổi của nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại so với nghệ thuật hàn lâm và thời kỳ Phục Hưng. Hậu tố “ism” để chỉ các phong trào, khuynh hướng, phong cách hoặc các trường phái nghệ thuật.” (Đỗ Vy – Tiki, 2020)

“Tổng hợp nhưng hơi sơ lược quá. so với cuốn Câu chuyện nghệ thuật thì ISMS giải thích về các trường phái mạch lạc hơn, nhưng kết cấu dàn trang hơi chật chội khiến cho trải nghiệm đọc khá mệt. bạn nào quen đọc kiểu hệ thống ngay ngắn thì nên đọc ISMS, còn quen đọc kiểu văn chương nước chảy mây trôi thì nên đọc Câu chuyện nghệ thuật” (Xẩm Trần – Tiki, 2020)

“Giống một chuyến tham quan, sách đưa người đọc đi từ những nơi vang danh nhất đến những nơi vô danh chưa từng được biết đến của các thành phố. Phillips dẫn dắt người đọc tìm hiểu về những phong trào lớn nhỏ trong nghệ thuật, đặt chúng vào bối cảnh lịch sử kéo dài từ đầu thế kỷ 19 đến nay”. (Tuyet Mai – Goodreads, 2021)

>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

isms-hieu-ve-nghe-thuat-hien-dai-360-4Nguồn ảnh: Tiki

Kim Huế