Tư duy thiết kế đã trở thành nền tảng quan trọng của đổi mới sáng tạo. Vượt ra khỏi phạm vi của thiết kế sản phẩm, tư duy thiết kế đã trở thành cách tiếp cận phổ biến và lợi hại trong giải quyết vấn đề kinh doanh cũng như các vấn đề xã hội. Tư duy Thiết kế cũng là cách tiếp cận quan trọng trong thiết kế các tổ chức có khả năng đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững.
#1. Giải quyết vấn đề bằng tư duy thiết kế (Jeanne Liedtka và cộng sự)
Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, trong khi nguồn lực cả về người lẫn vốn trong doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng cạn kiệt. Chỉ một vài công ty có thực lực mới có thể vực dậy. Còn những công ty trên bờ vực sụp đổ sẽ phải làm sao?
Chỉ một vài giải pháp nhất thời không thể tạo ra sự thay đổi trong một chốc lác. Mọi việc dường như thật khó khăn. Vậy làm sao để nhận ra các nguy cơ ngầm ẩn trong doanh nghiệp và làm thế nào để vực dậy công ty trong thời kỳ khó khăn nhất?
Phải có lối tư duy ưu việt hơn. Tư duy thiết kế chính là câu trả lời dành cho bạn để giải quyết các vấn đề hóc búa của doanh nghiệp.
Bạn đã sẵn sàng để tiếp cận lối tư duy này chưa?
Giải quyết vấn đề bằng tư duy thiết kế sẽ giúp bạn đưa ra quyết định.
“Điều thực sự làm cho việc đọc này đáng giá là sự đan xen của lý thuyết với các ví dụ thực tế về việc chúng được áp dụng. Câu chuyện càng được củng cố thêm bằng cách có các chương ngắn với các mẫu lấy từ nhiều tổ chức và hoàn cảnh khác nhau.
Việc tổ chức như người đọc có thể nhảy xung quanh khi các chủ đề phù hợp hơn và tập trung vào những gì chính xác là mối quan tâm.” (Mai – Goodreads, 6/2021)
““Lời dịch mượt mà. Tác giả đã kể lại 10 câu chuyện về các tổ chức, cá nhân ở nhiều lĩnh vực khác nhau để cho ta thấy rõ hơn tư duy thiết kế không chỉ giải quyết vấn đề của thiết kế mà còn giải quyết cả những vấn đề ở các lĩnh vực khác” (Lê Ngọc Hải – Tiki, 23/10/2019)
“Tôi rất ngưỡng mộ tư duy sâu sắc đằng sau rất nhiều lý thuyết, tôi cũng nghĩ đó là điều giữ lại rất nhiều lý thuyết đằng sau. Cuốn sách này thực sự tiết lộ những suy nghĩ sâu sắc và làm điều đó trong bối cảnh của những ví dụ sau. Trong này dành cho người kỹ thuật, trong này dành cho người quản lý, và thậm chí cho cả những người chỉ đi ngang qua.” (Huyen – Goodreads, 7/9/2020)
>> Xem thêm thông tin sách tại Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
#2. Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm (Don Norman)
Tựa gốc là “The Design of Everyday Things”, đây là cuốn làm nên tên tuổi của vị giáo sư, giám đốc Design Lab của Đại học California, San Diego – Don Norman. Ông là chuyên gia hàng đầu về thiết kế lấy người dùng làm trung tâm – một lý thuyết thiết kế chủ đạo hiện nay. Cuốn sách đi từ các nguyên tắc tâm lý học, cho tới việc vận dụng chúng vào các thiết kế dân dụng, sau đó mở rộng ra các chủ đề về tư duy thiết kế, và tầm quan trọng của thiết kế trong kinh doanh.
“Từ những trang đầu tiên, tác giả đã không ngừng nhấn mạnh rằng: Việc thiết kế phải lấy người dùng làm trung tâm. Thiết kế phải giải quyết được các vấn đề của người dùng, phải để người dùng hiểu được thiết kế đó hoạt động ra sao, thiết kế đó dùng để làm gì. Thiết kế sản phẩm không phải để chứng minh sự logic hay cách tồn tại hoàn mỹ của sản phẩm, mà là để người dùng khi sử dụng thiết kế đó có thể hoàn thành mục đích của họ một cách đơn giản và hiệu quả nhất.” (Đinh Phạm Quỳnh Anh – Tiki, 2020)
“Đây là sách dịch từ cuốn The Design Of Everythings, các nguyên lý, trải nghiệm của tác giả trong thiết kế, mình là lập trình viên, đọc cuốn này cảm nhận được UX sâu sắc hơn rất nhiều, mình nghĩ nên đọc cho tất cả, giải trí cũng rất tốn, hiểu ra rất nhiều điều hay nha, giấy cũng đẹp nhá” (Minh Nguyễn – Tiki, 2022)
“Cuốn sách giúp độc giả trở thành các nhà quan sát sắc sảo trước những thiết kế kém cỏi và ngớ ngẩn đang gây ra rắc rối cho cuộc sống của con người, đặc biệt là những sản phẩm liên quan tới công nghệ hiện đại. Don Norman sẽ khiến bạn phải gật gù tâm đắc khi phân tích thiết kế của các vật dụng thường ngày, từ bồn rửa tay, cánh cửa, ghế ngồi cho tới điện thoại hay giao diện phần mềm. Không chỉ vậy, Norman còn chỉ ra các nguyên tắc dựa trên tâm lý học nhận thức để thiết kế mọi thứ đúng đắn, khoa học. Bộ đôi này đã trở thành công cụ đầy sức mạnh để khiến cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị, thoải mái và nhiều niềm vui hơn.” (Hằng – Goodreads, 8/9/2021)
>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
#3. Thiết kế giải pháp giá trị (Alexander Osterwalder và cộng sự)
Đây là một cuốn cẩm nang quan trọng để hướng dẫn chuyện bếp núc người làm sản phẩm, bán hàng, khởi nghiệp và kinh doanh nói chung. Từ sau sáng tạo về Business Model Canvas, thì Value Proposition Canvas là hai món công cụ lợi hại của người khởi nghiệp nói riêng, và người kinh doanh nói chung. Cũng nhờ đó mà tác giả Alex Osterwalder đã sớm trở thành tượng đài trong làng sách vở quản trị.
>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
#4. Thiết kế để tăng trưởng (David Butler & Linda Tischler)
Sách kể về triết lý thiết kế ở Coca-Cola do vị phó chủ tịch về đổi mới sáng tạo của hãng viết cùng với một nhà báo. Các tác giả trình bày gãy gọn các nguyên tắc thiết kế hướng mục đích, thiết kế để mở rộng, và thiết kế để linh hoạt. Một cuốn sách với nhiều chi tiết đáng quan tâm.
“Cuốn sách cho thấy một cái nhìn khác đằng sau những thiết kế, những tư duy đột phá và những chiến dịch quảng cáo thành công của đế chế Coca – Cola, đó là tinh thần không ngừng học hỏi và khuyến khích sự sáng tạo, mình cho rằng chính điều này đã giúp Coca – Cola đứng vững trong suốt 128 năm qua (theo cuốn sách, còn bây giờ đã là 130 năm rồi). Mình cũng rất thích quan điểm của David Butler về thiết kế, ông cho rằng thiết kế là phải gần gũi chứ không phải những thứ quá hoa mỹ, hoàn hảo. Ở trang 214 của cuốn sách, ông có nói rằng “Đừng để những suy nghĩ và lo ngại về khía cạnh thẩm mỹ ngăn bạn phác họa ý tưởng. Mục tiêu là thể hiện ý tưởng của bạn dưới một hình thức cụ thể để mọi người có thể bàn luận chứ không phải tranh đua với Picasso”.(Anne Nguyen – Goodreads, 7/8/2021)
“Thiết kế là một chủ đề rất chủ quan, nhưng cuốn sách này thực hiện một công việc tuyệt vời trong việc đơn giản hóa sự hiểu biết về thiết kế. Tôi hiểu rõ những người đang tìm cách đào sâu vào quá trình của Công ty Coca Cola với sự phức tạp của nó để mở rộng thành một công ty hàng tỷ đô la có thể không tìm thấy ma túy trên những đường dây đó. Nhưng đó là vấn đề, Coca-Cola chỉ đơn thuần là tiền đề, tác giả đã tập trung vào khả năng của mình để trình bày một câu chuyện nơi ông cung cấp một cấu trúc, một bản đồ hành trình đến một nơi mà các thương hiệu có thể duy trì.
Một cuốn sách hay giúp nền tảng thiết kế của bạn vững chắc hơn và sẵn sàng áp dụng.” (Huy – Goodreads, 5/6/2020)
“Một cuốn sách thiết kế thú vị, với những ví dụ rất thực tế về việc thực hiện thiết kế như một cách cố ý kết nối mọi thứ với mục đích giải quyết vấn đề, không chỉ nghệ thuật và sáng tạo”. (Vyv – Goodreads, 22.1.2019)
>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
#5. The Design Thinking Playbook- Thực Hành Tư Duy Thiết Kế (Michael Lewrick và cộng sự)
Cuốn cẩm nang hướng dẫn thực hành design thinking trong việc phát triển các sản phẩm số. Không lí luận, chỉ thực hành. Phần mở rộng của cuốn sách chính là về công tác tổ chức, và nuôi dưỡng văn hóa đổi mới sáng tạo.
“Sách minh họa rất đẹp, nội dung mình thì rất tuyệt rồi ko cần phải bàn cãi nữa, đọc ko cảm thấy chán, đọc xong có thể tự suy ra đc nhiều điều bổ ích cho bản thân từ những chia sẻ của chuyên gia trong sách.. Sản phẩm rất đáng tiền” (Nguyễn Hữu Khoa – Goodreads, 21/9/2020)
“Sách này mình đã từng đọc 1 đoạn đầu , khá là bổ ích trong việc hiểu user , phù hợp với các bạn thiết kế, hiểu hơn về user thì sp các bạn làm sẽ chạm đến người sử dụng hơn” (Cao Huệ – Tiki, 2020)
“Quyển sách rất hay, nội dung mới đọc qua thấy khá thú vị, sách rất đáng mua nhé. giá cả cũng được”- Khánh Eriko. Cuốn sách này đáng giá vì đội ngũ tác giả, cấu trúc và nội dung. (…) Mặc dù trình bày một cách khôi hài, nhóm đã thành công trong việc tạo ra một cuốn sách sâu sắc một cách đáng ngạc nhiên. (Minhhanh – Goodreads, 2/4/2019)
>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa
Kim Huế