5+ cuốn sách hay về điện ảnh

Điện ảnh hiện nay là công nghệ giải trí số 1 và không ngừng có những bước đột phá làm mới bản thân. Việc tìm kiếm những gương mặt mới luôn là vấn đề bức thiết. Bên cạnh đó thì bộ phận kỹ thuật điện ảnh, góp một phần lớn vào sự thành công cũng đang có nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn. Các bạn trẻ nếu yêu thích, đam mê hoàn toàn có thể đăng ký theo học. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về ngành mình học và nghề nghiệp mình theo đuổi thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua những cuốn sách dưới đây.

1. Kiến Thức Căn Bản Cần Biết – Theo Dòng Lịch Sử Điện Ảnh (Angelo Crippa và cộng sự)

Giải Oscar được thành lập khi nào? Bước chuyển từ phim câm sang phim nói đã khiến điện ảnh đảo lộn ra sao? 10 phim nào được đánh giá cao nhất? Đạo diễn hình ảnh là gì? Tại sao Bản tango cuối cùng ở Paris lại gây tai tiếng? Những cảnh nào mang tính biểu tượng nhất trong phim của Almodovar? 10 nhà làm phim nổi tiếng trong trào lưu Làn Sóng Mới là những ai? Ai là nhà phê bình điện ảnh đầu tiên? Các kiệt tác quan trọng của điện ảnh châu Á? Phim kinh dị ở Pháp đã tiến triển theo hướng nào?

Từ phim cao bồi đến phim tình cảm sướt mướt, từ những tác phẩm tiên phong của điện ảnh Hollywood đến những cô nàng pin-up, Theo dòng lịch sử điện ảnh sẽ dẫn bạn đi dạo một vòng, qua những kiệt tác của Alfred Hitchcock, Federico Fellini hay Martin Scorsese, những huyền thoại điện ảnh hay những tác phẩm vàng ít được biết đến, theo dấu Charlie Chaplin, Luc Besson, anh em nhà Coen hay Jane Campion…

Độc giả yêu quý, hãy cùng chúng tôi đột nhập hậu trường làm phim! Hãy chu du qua những câu chuyện, những thể loại, những Liên hoan phim ! Hãy gặp gỡ các ngôi sao, các nhà làm phim, các xưởng phim, các nhà sản xuất! Action!

“Nhiều thông tin thú vị. Hình ảnh rõ ràng. Sách mới, đẹp. Cuốn sách khá thú vị, có khá nhiều thông tin về điện ảnh bao gồm những bộ phim cũ.” (Nguyễn Ngọc – Tiki, 2021)

“Theo dòng lịch sử nghệ thuật giống như một bản tổng kết tất cả các trào lưu chủ đạo trong lịch sử nghệ thuật, những phong cách sáng tạo nổi bật, những nghệ sĩ tiêu biểu cùng chủ đề sáng tạo ưa thích của họ, những tác phẩm táo bạo nhất, những kiệt tác xuất sắc nhất trong hội họa, điêu khắc, kiến trúc và âm nhạc. Cuốn sách sẽ mở ra trước mắt bạn một bức tranh toàn cảnh, đưa bạn đến với một viện bảo tàng phong phú và toàn diện, nơi bạn khám phá những nét độc đáo của nghệ thuật gô tích, những bước đi đầu tiên của ngành nhiếp ảnh, những giai thoại trong làng nghệ sĩ, hành trình sáng tạo nghệ thuật và sự ra đời của một số kiệt tác quan trọng nhất, cách thức mà mỗi tác phẩm làm đảo lộn ngành nghệ thuật,…” (Ngo Vinh – Goodreads, 6/2020)

“Sách nội dung chủ yếu tóm tắt, giới thiệu các phim tiêu biểu trong từng giai đoạn. Sách nội dung ok nhiều hình ảnh đặc sắc” (Đình Luân – Tiki, 2019)

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

13Nguồn ảnh: Tiki

#2. Film Book: Khi Chúng Ta Là Nhân Vật Chính (Bùi Dũng)

Với 3 phần chính Cảm hứng sống, Cảm hứng yêu, Cảm hứng nghề nghiệp, cùng 1 phần mở rộng Mở cửa điện ảnh – Bước ra thế giới và các phụ chương xem phim theo mùa, gợi ý nhỏ về các bộ phim lớn, Film Book hệt như một CUỐN CẨM NANG phim dành cho tất cả mọi người – nơi mà chỉ cần mở sách ra, chắc chắn bạn sẽ chọn được cho mình một bộ phim phù hợp.

“Sách có phần trình bày đầu tư, đơn giản nhưng tinh tế và dễ chịu. Mình cảm thấy nhận xét này rất phù hợp, “giống một menu đầy tâm huyết trong một bữa tiệc thịnh soạn”. Ban đầu mình hơi thất vọng, vì mình muốn được đọc thêm về phân tích và cảm nhận của tác giả về từng phim hơn, trong sách liệt kê ra rất nhiều phim nhưng đều chỉ giới thiệu qua thôi. Nhưng nghĩ kỹ lại thì mục đích của cuốn sách này không phải thế. Tác giả muốn giới thiệu các bộ phim theo chủ đề, như liệt kê ra các món ăn trong một cuốn menu cùng với vài dòng chú thích, để ta nhìn qua, tìm đến những món ăn đó, và có những cảm nhận cùng chiêm nghiệm của riêng mình” (Trần Thanh – Tiki, 2019)

“Đi tìm nhân vật gồm nhiều tiểu thuyết trong một tiểu thuyết, nhiều tác giả trong một tác giả, nhiều nhân vật trong một nhân vật. Cốt truyện lồng truyện quen thuộc của Anton Chekhov. Hoang mang là cảm giác đầu tiên khi gập lại cuốn sách, rốt cuộc điều Tạ Duy Anh muốn hướng tới ở đây có phải là một cuộc hành trình đi tìm bản ngã thật của con người mà ngay chính bản thân họ còn chẳng nhận ra? Cốt truyện được xây dựng lạ lùng chưa từng thấy, dường như nó được chắc nối một cách hỗn độn đầy những sự kiện có vẻ không liên quan đến nhau lắm, nhưng dần dần càng đọc càng thấm, càng sâu cay và đầy đau đớn” (Huynh Thi – Tiki, 2021)

“Nếu cuốn sách đơn thuần chỉ giới thiệu những bộ phim hay thì có lẽ tôi chỉ cần search google hoặc IMDb là được. Trước khi mua, tôi mong chờ những nhận định, đánh giá, bình luận sắc sảo của một nhà phê bình phim. Tôi mong phim nào chưa xem, đọc xong sẽ muốn xem liền ngay lập tức. Phim nào đã xem thì sẽ đồng cảm và có thêm kiến thức mới mẻ nào đó, ví dụ mở rộng những vấn đề bên ngoài bộ phim, liên quan đến phim hoặc đạo diễn hoặc diễn viên hoặc hoàn cảnh ra đời độc đáo thế nào, tóm lại là phải có gì đó MỚI!” (Kim Ngọc – Goodreads, 5/2018)

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

14Nguồn ảnh: Sachmoi.net

#3. 50 Huyền Thoại Điện Ảnh Thế Giới (Sâm Thương)

Tập sách nhỏ này ngoài công việc ghi nhận công lao của những ngôi sao mà tên tuổi và những đóng góp của họ mãi mãi sẽ hiện diện trong ký ức của bao nhiêu thế hệ – nó còn là dấu vết một thời thơ trẻ của chính tác giả và những người cùng thế hệ.

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

#4. Chân Trời Của Hình Ảnh (Đào Lê Na)

Hiện nay, những bộ phim cải biên từ tác phẩm văn học vẫn liên tục được trình chiếu với những cấu trúc tự sự mới lạ, những kỹ xảo chất lượng cao và sự sáng tạo không ngừng của đạo diễn. Phim cải biên luôn chứng tỏ được sức hút của nó trong lòng những khán giả say văn chương mê điện ảnh. Vì vậy, dù có nhiều ý kiến khen chê, dù bị đánh giá là trung thành hay không trung thành với tác phẩm văn chương thì phim cải biên vẫn tiếp tục dòng chảy của nó để cho hành trình liên văn bản không bị gián đoạn khi đi qua những loại hình nghệ thuật khác nhau và đến với từng đối tượng tiếp nhận khác nhau.

Mặc dù phim cải biên đã tự mình chinh phục được những đỉnh cao trong nghệ thuật điện ảnh nhưng cơ sở lý luận, các lý thuyết cải biên từ văn học đến điện ảnh vẫn chưa nhất quán và còn nhiều tranh luận. Tại Việt Nam, tài liệu nghiên cứu về lý thuyết cải biên một cách có hệ thống và chuyên biệt hầu như vắng bóng. Những vấn đề cải biên học chỉ được đưa ra xen kẽ trong các công trình nghiên cứu tác phẩm cải biên cụ thể hoặc trong một số bài báo khoa học và bài tham luận tại các hội thảo. Trong khi đó, các tài liệu về cải biên học ở nước ngoài được dịch và giới thiệu trong nước với một mức độ khan hiếm. Ở Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu văn học cũng như nghiên cứu nghệ thuật đều xem vấn đề cải biên là một phương pháp thuần túy chứ không phải một lý thuyết nghiên cứu. Do đó, khi nghiên cứu việc cải biên một tác phẩm văn học sang một loại hình khác, nhất là điện ảnh, đa số các nhà nghiên cứu đều dùng phương pháp so sánh để cho thấy sự giống và khác nhau của tác phẩm cải biên và tác phẩm nguồn, tranh luận về tính trung thành với nguyên tác, từ đó bình giá tác phẩm cải biên chứ ít nhìn nhận về tính độc lập tương đối của tác phẩm cải biên hay thế mạnh của từng tác phẩm trong loại hình của nó.

“Quyển sách thực sự rất tâm huyết về vấn đề chuyển thể từ truyện thành phim. Vì phim ảnh không phải là chuyên ngành của mình nên thực ra mình vẫn chưa thể thấm hết được những kiến thức phong phú trong cuốn sách này, sẽ phải đọc lại rùi, hehe. Nhưng mà sau quyển sách này mình thực sự có cái nhìn khác khi xem phim chuyển thể. Mình bỏ đi cách suy nghĩ soi mói rằng liệu nó có giống không, mà thay vào đó là nghiêm túc cảm nhận bộ phim và xem nó như một thứ tách biệt khỏi câu chuyện gốc, thỉnh thoảng so sánh góc nhìn của đạo diễn với góc nhìn từ tác giả truyện cũng rút ra được mấy thứ thú vị lắm.” (Nguyên Hoàng – Goodreads, 2/4/2021)

“Tác giả đã thuyết phục được người đọc rằng: đạo diễn điện ảnh cũng là một trong số những người đọc văn học, đã cải biên một văn bản văn học thành tác phẩm điện ảnh. Cải biên như thế nào là sự phản ánh một cách đọc và diễn giải văn bản của người đạo diễn với những công cụ đặc trưng của điện ảnh.” (Khánh Long – Goodreads, 8/2021)

“Đi từ diện đến điểm, từ hệ thống đến bộ phận, công trình đã xuất phát từ sự phức hợp của các lý thuyết đến cải biên học và cuối cùng là nhà cải biên bậc thầy, Kurosawa Akira. Tôi đánh giá cao khả năng diễn giải và lập luận của tác giả. Công trình có những trang viết sắc sảo thể hiện năng lực cảm thụ văn học và điện ảnh cùng những tri thức văn hoá đa dạng của người viết.” (Hung – Goodreads, 11/2019)

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

  • 15Nguồn ảnh: Sachmoi.net

#5. Tủ Sách Tri Thức Bách Khoa Bằng Hình – Điện Ảnh ( Nhiều Tác Giả)

Từ lâu, con người đã thử chiếu hình ảnh. Từ 3.000 năm trước, tại Trung Quốc, người ta đã biết chiếu những hình bóng cử động của các con rối lên một tấm màn. Đến thế kỷ XVIII, các bức hoạ đã được chiếu lên bằng ảo đăng. Thế kỷ XIX, người ta làm hình ảnh cử động được bằng các đồ chơi quang học, loại đồ chơi mà khi các hình ảnh lướt qua, người ta có cảm giác chúng đang cử động. Cùng thời gian đó, nhiếp ảnh được phát minh: điều này cho phép phân tích các cử động. Sau đó, người ta chế tạo ra máy ghi lại các hình ảnh nối tiếp nhau…

Nhờ kết hợp những phát minh của những người đi trước, hai anh em nhà Lumière đã hoàn thiện máy chiếu bóng (cinematography) vào năm 1895, loại máy đầu tiên quay và chiếu những hình ảnh sống động trên màn ảnh rộng. Điện ảnh tái tạo lại những hành động có thực đã đạt được thành công nhanh chóng. Georges Méliès, người Pháp, đã phát minh ra kỹ xảo điện ảnh, giống như ở rạp hát, ông đưa vào điện ảnh những bối cảnh, các kiểu quần áo và sáng tạo ra những kỹ xảo đầu tiên. Điện ảnh trở thành một môn nghệ thuật mới. Cùng thời điểm đó, các trường quay ngày càng lớn dần và các rạp chiếu cũng phát triển.

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

Kim Huế