5+ cuốn sách hay về Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn với vốn văn hóa lâu đời và đặc sắc. Ấn Độ gây cho ta ấn tượng mạnh về những vùng đất hoang sơ với cảnh quan ngoạn mục, tươi đẹp cùng rất nhiều công trình kiến trúc, văn hóa, đền đài, cung điện tuyệt đẹp được xây dựng bởi những bàn tay tài hoa, khéo léo. Vì vậy, một Ấn Độ vừa phát triển mạnh mẽ vừa lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống trở thành điểm đến đầy hấp dẫn đối với nhiều du khách trên thế giới. Mời các bạn hãy cùng khám phá về đất nước Ấn Độ qua những cuốn sách sau:

#1. Ấn Độ miền đất huyền thoại và sử thi (Cao Huy Đỉnh)

Thần thoại Ấn Độ là sáng tác dân gian truyền miệng của nhiều chủng tộc, nhiều địa phương kế thừa lẫn nhau trong quá trình phát triển đất nước. Đó là một thế giới thần thoại kì ảo, được giữ trong các tập sách đồ sộ.

“Đất nước Ấn Độ là cái nôi của các nền văn hóa, tôn giáo. Các tác phẩm nghệ thuật về văn hóa Ân Độ thì nhiều vô số kể. Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam thì chưa thật sự nhiều, chủ yếu xuất hiện trong Phật Giáo. Cuốn Ấn Độ – Miền Đất Thần Thoại Và Sử Thi khi mình thấy tiki bán là mình mua thử về đọc để tìm hiểu thêm về đất nước, con người Ấn Độ. Sách có bìa đẹp, cầm nhẹ tay. Mong là trên tiki sẽ có bán thêm nhiều sách về văn hóa các nước” (Phương Anh – Tiki, 2020)

“Ấn Độ, chỉ cần nghe tên đất nước này là các bạn có thể cảm nhận được sự huyền bí, những nét văn hóa đặc sắc, những tôn giáo độc đáo mà không nơi nào trên thế giới có được. Đặc biệt trong 10 tôn giáo lớn trên thế giới thì đã có 2 tôn giáo xuất phát từ đây là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Bằng ngòi bút đầy mỹ cảm tác giả đưa người đọc lên chiếc thảm bay du hành vào thế giới thần thoại đắm chìm trong màu sắc tôn giáo huyền hoặc kèm theo những chú giải rất tinh tế.” (Duong Duc – Tiki, 2020)

“Cuốn sách là tập hợp có tính khai mở cho việc nghiên cứu có hệ thống một nền văn hóa đặc thù, là sản phẩm mẫu mực cho một giai đoạn nghiên cứu mà tác giả đã vượt lên những khó khăn để đóng góp cho xã hội phần tinh hoa nhất của mình.” (Kim Huyền – Goodreads, 22/11/2019)

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

16Nguồn ảnh: Sachmoi.net

#2. Lịch Sử Văn Minh Ấn Độ (Will Durant)

“Lịch sử văn minh Ấn Độ” sẽ dạy cho chúng ta có một tâm hồn thanh thản, thỏa mãn, để tiếp thu những ý mới, có một trí óc bình tĩnh hiểu được hết thảy, tha thứ cho hết thảy, sau cùng có một tấm lòng nhân từ yêu thương mọi sinh vật, chỉ tấm lòng đỏ mới đoàn kết mọi người với nhau được thôi.

“Durant cũng bắt đầu cuốn sách với phần trình bày chi tiết về nhà hát nơi diễn ra nhiều nền văn minh và tôn giáo. Tại đây bắt đầu triết học, toán học và văn học châu Á, Ấn Độ có một lịch sử lâu đời với nhiều vương quốc, bắt đầu với cuộc di cư của người Aryan đến Alexander, người Ba Tư, người Mughals và các chiến dịch thuộc địa. Nhưng Ấn Độ vẫn như một kho báu vẫn còn giữ nhiều bí mật” (Mohammed Mortada – Goodreads, 2020)

“Tôi phải thừa nhận rằng, chuyến đi Ấn Độ là một trường hợp rất đặc biệt, xét về mọi chi tiết và khía cạnh, từ những tôn giáo và ý tưởng đầu tiên, đặc biệt là ở đoạn những người vô thần và vô thần, và coi họ là những tôn giáo tôn trọng cách tiếp cận của họ và sách thánh, không phải là một hệ tư tưởng, và điều này khiến chúng ta nghĩ về những ý tưởng và tâm lý của những người có khuynh hướng tôn giáo và không coi chúng là thỏa đáng về mặt tâm lý hoặc tâm lý phức tạp .. Sau đó, tường thuật về lịch sử và mô tả về cuộc chinh phục của người Hồi giáo như thể không khen ngợi thực tế lịch sử theo hướng có lợi cho dư luận, và điều này phủ nhận lời buộc tội của một số người rằng nó là vô tư, và văn học Ấn Độ cho chúng ta thấy sự khoan dung, tinh tế, trung thành và Tình yêu của người dân Ấn Độ đối với con người một cách đồng lòng, dù tốt hay xấu, và cuối cùng là kiến ​​trúc Ấn Độ, ở đỉnh cao của sự hoàn hảo. Dòng chảy và sự đối xứng, khiến cá nhân tôi suy ngẫm và thở dài trước mức độ hoàn hảo của nó khi tôi đọc chi tiết của nó (biết rằng tôi không thích khảo cổ học) và điều này khiến tôi háo hức đến thăm Ấn Độ và xem màu sắc của nó. Ấn Độ thực sự khác biệt với Babylon và Ai Cập, như Durant đã nói ở cuối cuốn sách” (Mazen Yehia – Goodreads, 2021)

“Hãy đọc bản trên mạng do bác Goldfish biên tập. Cách viết của Will Durant hay, cụ NHL dịch hay. Will Durant cho rằng tất cả những ý tưởng chính trị đều là lặp lai của thời cổ, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản hay gì đều đã tồn tại từ những đấu đá phe phái trong chính quyền phong kiến Trung Hoa rồi (Nguyễn Hiến Lê có lẽ chịu ảnh hưởng điểm này). Điểm nhìn về trật tự gia đình của Durant cũng giống với kiểu Harari viết trong cuốn Homo Deus. Điểm trừ đó là sách viết từ thời kết thúc WW2 nên dùng phiên âm Wade-Giles, mà cụ Lê đã cố gắng tầm nguyên rất kỹ (bác Goldfish cũng bổ sung nhiều chỗ cụ Lê không tra được), nhiều chỗ có thể do tư liệu sai nên hình như Durant chế ra.” (Qúy Hiển – Goodreads, 4/2/2020)

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

17Nguồn ảnh: Fahasa

#3. Mahatma Gandhi – Anh hùng dân tộc vĩ đại của Ấn Độ (Lê Bích Sơn)

Mahatma Gandhi là nhà lãnh đạo, vị anh hùng dân tộc vĩ đại của Ấn Độ, tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi, sinh ngày 2/10/1869 tại Porbandar, bang Gujarat, Ấn Độ. Từ cuối năm 1910, Gandhi là một trong những người tiên phong tìm đường lật đổ ách thống trị của thực dân dân Anh. Với triết lý đấu tranh “Bất bạo động”, Gandhi và những người ủng hộ ông đã phát động nhiều cuộc biểu tình vào những năm 1930, 1940 và phải chịu tù đày không ít lần cho tới khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, trong đó nổi bật nhất là hành trình đi bộ liên quan tới muối kéo dài 24 ngày, tháng 3/1930. Ngày 30/1/1948, Gandhi đã bị sát hại ở New Delhi bởi một tay súng người Hindu cực đoan phản đối quan điểm đoàn kết giữa người Hồi giáo với người Hindu do ông đề xướng. Ngày 15/6/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lấy ngày sinh của ông (2/10) hằng năm là Ngày Quốc tế Bất bạo động. Nhân dân Ấn Độ gọi ông bằng những tên gọi thể hiện tấm lòng tôn kính, trìu mến như: Babuji (Cha kính yêu), Mahatma Gandhi (Tâm hồn vĩ đại Gandhi), hay “the Father of the Nation” (Cha già dân tộc). Đến nay, hơn 70 quốc gia trên thế giới đã dựng tượng Gandhi và hơn 100 nước đã phát hành con tem có in hình của ông.

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

#4. NAMASKAR! Xin chào Ấn Độ (Hồ Anh Thái)

Quyển sách phác họa đất nước Ấn Độ khái quát từ chiều dài lịch sử đến bề rộng về văn hóa, tôn giáo. Tác giả viết theo phong cách sắc bén của một nhà ngoại giao, tiến sĩ văn hóa phương Đông, nhưng cũng mềm mại, đầy cảm xúc của một nhà văn từng trải.

“Yêu nước Ấn Độ từ khi coi phim “Trái tim mỹ nhân” trên HTV7, nên là khi biết có cuốn sách viết về Ấn Độ và các mặt trong văn hóa, đời sống, tôn giáo, tín ngưỡng của người Ấn Độ, lại được viết và biên soạn bởi một tác giả đã nổi tiếng từ lâu ở Việt Nam, học cao hiểu rộng về đất nước Ấn Độ và đã có nhiều trải nghiệm ở nơi này, tôi quyết định phải mua ngay cuốn này về đọc..” (Nhung Hà – Goodreads, 2/11/2019)

“ Hồ Anh Thái có tình yêu đặc biệt với Ấn Độ nên bạn có thể thấy nhiều tác phẩm của ông nhắc đến vùng đất này. Mình nghĩ có lẽ Hồ Anh Thái là một ttong những người Việt Nam có sự hiểu biết sâu sắc nhất về Ấn Độ, nên sách về đất nước này do HAT viết thì chắc chắn nên đọc.” (Lê Bảo Trân – Tiki, 22/3/2019)

“Đầu tiên, tôi cảm nhận và rất trân trọng công sức và tâm huyết của tác giả đã bỏ vào cuốn sách này, giúp cho các độc giả quan tâm và muốn tìm hiểu về đất nước Ấn Độ, muốn “du lịch Ấn Độ qua sách” có được những trải nghiệm tuy không phải trực tiếp nhưng cũng đủ để cung cấp thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, đời sống của một đất nước đầy huyền bí và đặc biệt này. Tác giả đã kỳ công biên soạn và mang vào đây hầu như tất cả các mặt, các khía cạnh mà những người quan tâm và yêu mến đất nước này cần biết. Và tuy có một số phần bị lặp ý, lặp câu từ của phần trước, một số phần tôi lại ước nó nên dài hơn và cần được cung cấp thông tin nhiều hơn một số phần khác được viết quá nhiều (ví dụ như phần về Phật giáo ở Ấn Độ. Thật ra Phật giáo không phải là tôn giáo chính và chiếm chủ yếu số lượng giáo dân ở đất nước này, nhưng tác giả lại tập trung viết quá nhiều về tôn giáo này, dẫn đến tôi bị ngán khi đọc đến đây).” (Nhi Nguyễn – Goodreads, 7/11/2015)

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

18Nguồn ảnh: Fahasa

#5. Bước Chân Theo Dấu Mặt Trời – Hành Trình Trở Về Ấn Độ ( Phương Thu Thủy)

Bước Chân Theo Dấu Mặt Trời – Hành Trình Trở Về Ấn Độ được viết bởi một người phụ nữ đã từ bỏ công việc ổn định, rời xa ngôi nhà êm ấm để trở thành kẻ lữ hành cô độc đến những miền đất lạ với tấm vé máy bay một chiều.

Người phụ nữ ấy luôn mang trong mình câu hỏi: Tôi sinh ra bởi điều gì? Tôi đang đi về đâu?… Để rồi vào một buổi chiều trên đỉnh núi Linh Thứu, lúc mặt trời rực rỡ xuống sau dãy núi, người phụ nữ ấy đã bắt đầu tìm được điều mình đang khao khát, ráng chiều đỏ thắm dần lấp đầy khoảng trống vô hình trong cô.

Người phụ nữ ấy hành hương đến Ấn Độ, nơi có một vị Phật đã thành đạo, nơi đã một thời mang trong mình nền văn minh huy hoàng của loài người nay trở thành nơi nghèo nàn, và nguy hiểm nhất thế giới. Trong chuyến độc hành của mình, người phụ nữ yếu đuối đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: vui – buồn – hạnh phúc – sợ hãi. Những người lạ nơi xứ người đã khiến người lữ khách không còn đơn độc mà mang cô cảm giác thân thuộc, ấm áp tình người.

Những người chúng ta đã gặp trong đời, mỗi sự việc xảy đến đều ý nghĩa và dạy cho chúng ta một bài học về cuộc sống. Những gì chúng ta trải qua đều là nhân – quả và chỉ có cách bình tĩnh chiêm nghiệm mới giúp ta an yên giữa cuộc đời này.

>> Xem thêm thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

Kim Huế